Có rất nhiều loại xe nâng hàng trên thị trường hiện nay, và mỗi loại xe lại có một bộ thông số kỹ thuật riêng biệt. Có nhiều loại thông số kỹ thuật của xe nâng hàng, và mỗi loại lại ẩn chứa những ý nghĩa riêng. Vậy ý nghĩa của chúng là gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này thông qua việc tìm hiểu ý nghĩa của một số thông số cơ bản của xe nâng hàng.
Contents
Tại sao cần tìm hiểu ý nghĩa thông số kỹ thuật của xe nâng hàng
Việc tìm hiểu ý nghĩa của thông số kỹ thuật của xe nâng nói chung, xe nâng hàng nói riêng giúp bạn có thể lựa chọn được một chiếc xe phù hợp với mục đích, nhu cầu sử dụng của mình. Đồng thời đảm bảo quá trình an toàn khi xe thực hiện nhiệm vụ.
Nhờ việc tìm hiểu thông số kỹ thuật của xe nâng mà người ta chọn được chiếc xe phù hợp với mình và biết cách sử dụng xe sao cho hiệu quả công việc mà xe mang lại là cao nhất. Điều này thể hiện rõ qua ý nghĩa của các loại thông số kỹ thuật của xe nâng hàng sẽ được trình bày trong phần dưới đây.
Ý nghĩa một số thông số cơ bản của xe nâng hàng
Mỗi chiếc xe nâng đều có rất nhiều thông số, hay nói cách khách là số liệu thể hiện chiều dài, trọng tải, lực kéo, sức nâng,… của xe. Và mỗi một thông số lại biểu hiện cho một ý nghĩa nhất định. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta tìm hiểu về một số thông số cơ bản sau đây:
Kiểu lái (Type of drive, type of operation, operator position)
Kiểu lái là thông số thể hiện kiểu lái của xe nâng là đứng lái (stand-up) hay ngồi lái (sit-on). Bạn cần căn cứ vào thời gian dự định làm việc của mình để lựa chọn xe nâng có kiểu lái cho phù hợp. Chẳng hạn, thời gian làm việc lâu thì nên lựa chọn xe kiểu ngồi lái. Trái lại, thời gian làm việc ngắn hơn thì bạn có thể lựa chọn tùy ý một trong hai loại kiểu lái này.
Tải trọng nâng (Load capacity)
Tải trọng nâng là khả năng nâng hàng hóa của xe, được thể hiện ở khối lượng hàng hóa tối đa mà xe có thể nâng được trong điều kiện bình thường. Tải trọng nâng sẽ bị giảm đi khi nâng hàng lên cao hoặc khi xe có gắn thêm một số loại càng kẹp. Chẳng hạn, xe có tải trọng nâng là 3 tấn có nghĩa là khối lượng hàng hóa tối đa mà xe có thể nâng được trong điều kiện bình thường là 3 tấn.
Trường hợp nâng hàng hóa lên cao thì tải trọng này sẽ bị giảm xuống. Do đó, kinh nghiệm lựa chọn xe nâng hàng đó là lựa chọn xe nâng có tải trọng lớn hơn khối lượng hàng hóa tối đa mình định nâng. Như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động của xe cũng như đảm bảo dù nâng hàng hóa lên cao xe vẫn có thể làm việc bình thường.
Tâm tải (Load center)
Tâm tải là thông số chỉ khoảng cách từ trọng tâm xe đến hàng hóa. Đây cũng là một trong những thông số quan trọng nhất của xe nâng nói chung, xe nâng hàng nói riêng.
Chiều cao nâng (Lift height)
Chiều cao nâng là khoảng cách cao nhất tính từ vị trí cao nhất mà xe có thể nâng lên được tới mặt đất. Với điều kiện hàng hóa nằm trong ngưỡng tải trọng mà xe có thể đạt được. Chiều cao nâng hay tầm nâng là thông số giúp bạn lựa chọn được chiếc xe nâng phù hợp căn cứ vào độ cao cần nâng thực tế của mình.
Bán kính quay (Turning radius)
Bán kính quay (Turning radius) là đường tròn nhỏ nhất được tạo ra khi xe đánh hết lái và quay tròn. Nhờ thông số này mà người lái có thể căn chỉnh khoảng cách trên đường đi, tránh va chạm với vật thể xung quanh hay những khó khăn lúc quay đầu.
Khoảng sáng gầm xe (Under Clearance)
Khoảng sáng gầm xe là khoảng cách từ điểm thấp nhất của gầm xe tới mặt đất. Thông số này giúp bạn lựa chọn xe nâng trong trường hợp địa hình di chuyển gồ ghề, phức tạp, để tránh xe bị mắc kẹt giữa những điểm gồ ghề.
Bên cạnh những thông số kể trên thì chúng ta cũng cần quan tâm tới một số thông số khác khi lựa chọn xe nâng hàng. Trong đó có thể kể đến như vận tốc xe, khả năng leo dốc, lực kéo lớn nhất,… Cũng giống như khi tìm hiểu về thông số kỹ thuật xe nâng điện hay thông số kỹ thuật xe nâng container.
Trên đây là ý nghĩa một số thông số kỹ thuật cơ bản của xe nâng hàng. Để biết thêm chi tiết cũng như được tư vấn rõ hơn, và đặc biệt là thuê được một chiếc xe nâng phù hợp, mời bạn liên hệ chothuexenang.net theo số hotline 0787 133 233 để được hỗ trợ kịp thời.