Cấu tạo xe nâng điện đứng lái

Share

Xe nâng điện đứng sản phẩm công nghệ nâng hàng thiết kế theo công nghệ hiện đại. Xe sử dụng điện năng để di chuyển và nâng hạ hàng hóa nên rất an toàn cho môi trường sống. Việc tìm hiểu cấu tạo xe nâng điện đứng lái sẽ giúp khách hàng vận hành và bảo trì tốt hơn trong quá trình sử dụng.  Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua nội dung bài viết dưới đây.

Động cơ điện

Động cơ điện là bộ phận chính có vai trò cung cấp các chuyển động cho xe. Động cơ điện có hai phần chính đó là stato và rotor. Dựa vào đặc điểm của các model khác nhau mà xe có thể có một hoặc 2 động cơ điện. Trường hợp xe có một động cơ, chức năng di chuyển và nâng hạ thực hiện chung. Nếu xe có hai motor thì hai quá trình trên thực hiện độc lập.

Bình acquy

Đây là một bộ phận không thể thiếu của các dòng xe nâng bằng điện. Đây là nơi dự trữ và cung cấp năng lượng cho xe thực hiện các chuyển động gồm di chuyển và nâng hạ. Hiệu quả công việc và thời gian sử dụng bị chi phối nhiều dung lượng bình ắc quy.

Hệ thống ga điều khiển

Hệ thống điều khiển hoạt động theo nguyên tắc lấy tín hiệu từ các cảm biến từ thông qua bo mạch điều khiển trung tâm. Tốc độ xe và độ cao nâng hạ phụ thuộc vào hệ thống điều khiển gas và phanh.

Hệ thống bo mạch

Hệ thống bo mạch gồm các chip điện tử nó có chức năng truyền và nhận các tín hiệu từ tay điều khiển đến bộ phận truyền động. Nó như bộ não trung tâm chịu trách nhiệm xử lý các tác vụ giúp xe di chuyển hay nâng hạ theo ý muốn.  Hệ thống bo mạch thường được tích hợp bên trong xe điện đứng lái. Các thông số và nút lệnh sẽ được gắn ra phía ngoài.

Hệ thống bánh xe

Hệ thống bánh xe bao gồm:

  • Các bánh tải trọng và các bánh lái riêng biệt.

  • Hệ thống bánh xe một model khác nhau phụ thuộc vào chất liệu cũng như kích thước. 

  • Chất liệu thường được dùng làm bánh xe là cao su hoặc nhựa PU.

Khung nâng của xe

Khung nâng của xe bao gồm:

Khung nâng chính

Đây là một bộ phận chịu tải trọng chính của xe nâng. Kết cấu và khả năng chịu lực là thông số rất quan trọng khi muốn nâng hàng lên vị trí cao.

Khung nâng thay đổi chiều cao

Bộ phận này có vai trò chính thay đổi chiều cao nâng cho xe. Nó gồm hai hoặc 3 kung nâng ghép lại với nhau. Các bộ phận này có thể di chuyển trượt lên nhau thông qua hệ thống thủy lực, xích tải hay puli.

Bộ phận đối trọng

Bộ phận đối trọng nằm ở cuối xe thường được làm từ chất liệu kim loại đúc dạng khối. Việc tính toán khối lượng của đối trọng sao cho phù hợp với tải trọng nâng max của xe.  Đối trọng còn có một công dụng khác:

  • Giữ thăng bằng; 

  • Đảm bảo an toàn cho xe khi di chuyển.

Càng nâng và giá nâng

Hai bộ phận này có vai trò sau đây

Càng nâng

Đối với các dòng xe nâng đứng lái nói riêng và xe nâng hàng nói chung thì càng nâng là bộ quan trọng.  Tùy thiết kế của từng loại, chúng ta sẽ thấy có những mẫu:

  • Càng nâng siêu thấp;

  • Càng nâng siêu rộng; 

  • Càng nâng siêu dài;

Tùy vào mục đích sử dụng mà càng nâng có thiết kế khác nhau. Chiều dài càng nâng được tiêu chuẩn hóa lắp trên các dòng xe như: LF107, LF152, LF197.

Giá nâng

Nó có tác dụng giữ và lắp ghép với khung nâng. Việc thay đổi chiều cao được thực hiện bằng hệ thống xích và puly dẫn hướng. Giá nâng cũng là bộ phận giữ an toàn cho người lái trong nhiều tình huống.

Hệ thống thủy lực

Hệ thống thủy lực nằm trong thân của xe điện việc quan sát là rất khó. Bộ phận này có nhiệm vụ cung cấp dầu thủy lực cho các bộ phận nâng hạ của xe.

Buồng lái

Nó được hiểu là khu vực đứng lái của người điều khiển xe nâng. Khu vực này sẽ có:

  • Tay lái, 

  • Bàn đạp điều khiển;

  • Các công tắc vận hành; 

  • Bảng điều khiển. 

Tùy theo các phiên bản thiết kế thì xe nâng điện đứng lái có khung bảo vệ an toàn cho người lái.

Bài viết trên đây Chothuxenang.net đã giúp bạn tìm hiểu cấu tạo xe nâng điện đứng lái. Hy vọng, qua nội dung bài biết sẽ giúp bạn có những hiểu biết cơ bản trong việc vận hành và bảo trì. Nếu có nhu cầu thuê xe hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ liên hệ dưới đây.

Leave A Reply