Cách đọc thông số trên xe nâng

Share

Xe nâng đang là công cụ hữu ích trong việc hỗ trợ sản xuất và kinh doanh của nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, việc hiểu hết thông số mà nhà sản xuất in trên xe vẫn đang khó khăn đối với một số khách hàng trước khi mua xe. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn giúp bạn cách đọc thông số trên xe nâng chính xác nhất.

Các thông số kỹ thuật xe nâng cơ bản

Trên xe nâng có một số thông số kỹ thuật cơ bản sau đây:

  • Sức nâng hay Tải trọng nâng hàng ( Rated capacity): Thông số này thể hiện khả năng nâng được hàng là bao nhiêu kg nó thay đổi khi càng lên cao hoặc khi tâm tải trọng hàng càng lớn.

  • Nhiên liệu sử dụng (Power mode): Thay đổi theo từng loại xe có thể là dầu diesel, điện hoặc xăng, ga

  • Kiểu lái (Driving mode): có thể là ngồi lái hoặc đứng lái.

  • Wheel base: chiều dài cơ sở của xe, tính từ tâm bánh trước tới tâm bánh sau.

  • Tyre type: Lốp dùng cho xe là loại nào, có thể là lốp hơi (pneumatic) hoặc lốp đặc( solid).

  • Mast: khung nâng, tùy từng điều kiện mà lắp các loại khung khác nhau. 

    • Có loại khung tiêu chuẩn( Standard mast): 2 tầng nâng, 2 xylanh. 

    • Hoặc khung đóng hàng trong container( Wide view full free 2-stage mast; 3-stage mast)

  • Mast tilt angle, front/rear: góc nghiêng của khung nâng, được thực hiện bởi 2 xylanh nghiêng 2 bên.

  • Free lifting height( chiều cao nâng tự do): là khoảng cách mà khi nâng, kết cấu khung không thay đổi, đốt thứ 2 nằm trong lòng khung vẫn ở vị trí ban đầu. 

  • Max. lifting height ( chiều cao nâng lớn nhất): khả năng nâng cao lớn nhất của xe

  • Fork size: quy cách càng nâng hay nĩa nâng, bao gồm chiều dày, rộng và dài

  • Truck body length (fork excluded): chiều dài xe nâng không bao gồm càng

  • Truck body width: chiều rộng của xe

  • Turning radius: bán kính quay vòng

  • Right angle stacking aisle with pallet (Ast): khoảng cách cần để xe nâng có thể vừa nâng hàng trên pallet và vừa quay đầu vuông góc được

  • Travelling speed: loaded/unloaded: Tốc độ di chuyển có tải và không tải

  • Lifting speed: loaded/unloaded, tốc độ nâng của xe khi có tải và không tải

  • Gradeability: khả năng leo dốc, đơn vị tính là %

Ví dụ về cách đọc thông số trên xe nâng

Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về cách đọc thông số của một hãng xe nâng như sau:

Thống số trên xe nâng DOOSAN

  • Model Number:  Model xe nâng theo cách đặt tên nhận dạng của hãng Doosan

  • Serial Number: Thông số về mã hiệu của xe nâng, trong đó:

    • Chữ F-Freight là vận chuyển hàng hóa

    • Chữ D–Diesel là xe nâng sử dụng động cơ dầu diesel

    • Dãy số phía sau là số xuất xưởng (số chế tạo, số khung hay số seri) của xe nâng

  •  Mast Type: Kiểu giàn nâng, trong đó:

    • STD – Khung nâng tiêu chuẩn (1 trụ đơn bên trong, nâng tự do thấp)

    • FF – Khung nâng 2 tầng (cột tự do với 1 trụ đơn bên trong, nâng cao với xylanh chính)

    • FFT – Khung nâng 3 tầng (2 trụ bên trong, nâng cao với xylanh chính)

    • QUAD – Khung nâng 4 tầng (3 trụ bên trong, nâng cao với xylanh chính)

    • SPEC – Khung nâng đặc biệt, chẳng hạn như cột ống lồng hoặc trụ đôi

  •  Fuel Type Loại nhiên liệu động cơ, trong đó:

    • D – Diesel

    • B – Battery (điện)

    • LP – LPG (gas xăng)

  • Truck Weight:  Trọng lượng bản thân xe nâng, bao gồm:

    • W/O ATT: không kèm phụ kiện

    • WITH ATT: kèm phụ kiện

  • Back Tile:  Độ nghiêng về phía sau

  • Tire Tread: Kích cỡ bề mặt lốp

  • Tire  Type: Kiểu lốp, trong đó: 

    • S – Solid: lốp đặc

    • C – Cushion: lốp đệm

    • P – Pneumatic: lốp hơi

  • Attachments: Phụ kiện đi kèm, trong đó:

    • SC – Chuyên trở đặc biệt, tăng thêm độ rộng, chiều cao

    • SSS – Vận chuyển kiểu trục nằm ngang

    • HSS – Vận chuyển sử dụng móc treo (ITA)

    • ISS – Vận chuyển kiểu tích hợp

    • ISFP – Càng nâng kiểu dịch chuyển vị trí

    • CW – Đối trọng đặc biệt

    • SF – Càng nâng đặc biệt

    • Chú ý: Các số sau chữ viết tắt này cho biết số hoặc chiều dài của càng nâng

    • SS – SWS – Sideshift – Swing shift

    • RAM – Ram hoặc Boom

    • ROTC – Vận chuyển xoay vòng

    • DBCBH – Bộ càng nâng kép

    • HFP – Định vị vị trí thủy lực không bản lề

    • CR – Cần trục hoặc cần boom

    • TH – Bộ điều khiển lốp

    • CTH – Giá kẹp trên container

    • CSH – Giá kẹp bên container

    • LP – Dụng cụ đẩy tải, không giá nâng

    • LPP – Dụng cụ đẩy/kéo tải, không giá nâng

    • C – Giá kẹp (cho thùng carton và cuộn)

    • BC – Bộ kẹp

    • CC – Kẹp hộp carton

    • RC – Kẹp cuộn

    • LS – Bộ ổn định tải trọng

    • LH – Bộ điều khiển tốc độ

    • PWH – Phụ kiện xử lý gỗ vụn

    • SS-ST – Dịch chuyển càng nghiêng giá nâng

  • Load Capacity: Tải trọng nâng

  •  Nơi sản xuất và Năm sản xuất

Trên đây là hướng dẫn cách đọc thông số trên xe nâng hàng cụ thể nhất. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết đặc biệt là thuê được một chiếc xe nâng phù hợp, mời bạn liên hệ chothuexenang.net theo số hotline 0787 133 233 để được hỗ trợ kịp thời.

Leave A Reply